PGS.TS Nguyễn Hoàng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại
PGS.TS Nguyễn Hoàng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cho biết, hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo là cơ hội để nhà trường xem xét lại toàn bộ hoạt động đào tạo của mình một cách hệ thống, từ đó điều chỉnh tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Trước đó, năm 2018, nhà trường cũng đã đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn do Bộ GD-ĐT ban hành với tỉ lệ các tiêu chí đạt yêu cầu là 85,2%. Thực hiện chủ trương của Bộ về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cũng như để khắc phục, nâng cao sau kiểm định chất lượng năm 2018, trường đã xây dựng các kế hoạch tự đánh giá 5 chương trình của 3 ngành đào tạo Marketing, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng.
Ký biên bản kết thúc đợt khảo sát chính thức
PGS.TS Nguyễn Hoàng cho rằng, Đoàn đánh giá ngoài đã có những khảo sát và đánh giá cụ thể, chỉ ra những điểm mạnh, điểm tồn tại rất xác thực, đặc biệt đưa ra các khuyến nghị hữu ích với nhà trường nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo của 5 chương trình được khảo sát trong thời gian tới.
“Kết quả này có ý nghĩa rất lớn, giúp nhà trường hiểu thêm về chính mình và biết mình đang ở đâu để phát huy thế mạnh, khắc phục điểm còn tồn tại và tìm ra giải pháp thực tiễn nhất để khẳng định vị thế, giá trị của mình với xã hội” - Phó Hiệu trưởng Nguyễn Hoàng khẳng định.
Trường Giang
Trường ĐH Thương mại vừa công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019.
" alt=""/>Trường ĐH Thương mại hoàn thành đánh giá ngoài 5 chương trình đào tạoBệnh viện Chợ Rẫy cũng đang triển khai tiếp các gói thầu để sửa chữa máy móc, trang thiết bị hư hỏng, cần thay thế linh kiện còn lại. Dự kiến trung tuần tháng 4 sẽ đưa các máy còn lại vào hoạt động. Các hoạt động mời thầu mua sắm vật tư tiêu hao đang được gấp rút triển khai.
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các bộ liên quan đã ra sức giải quyết những khó khăn, ban hành của ngành y tế bằng các văn bản vừa qua.
Tuy nhiên, ông Thức bày tỏ nhiều nỗi băn khoăn. Theo đó, Nghị quyết 30 gỡ khó cho 3 bảng báo giá, nhưng bệnh viện không thể xác nhận bảng này có đúng không, có chênh lệch nhiều hay không. Bệnh viện cũng không thể thẩm định, không biết được giá mua sắm gấp bao nhiêu lần giá hải quan. Nếu sau này cơ quan điều tra xác định giá trúng thầu chênh lệch 5-7 lần thì rất khó cho bệnh viện.
Một bất cập khác là việc nhiều thiết bị chưa niêm yết giá, bệnh viện không so sánh được. Nếu mua xong rồi mới có giá niêm yết thấp hơn, bệnh viện lại thành vi phạm.
Từ những băn khoăn trên, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy mong cơ quan chức năng có các quy định mang tính chất bắt buộc hơn về quản lý giá thiết bị y tế, niêm yết giá, để vấn đề giá chuẩn chỉnh hơn, giúp bệnh viện tránh được rủi ro. Về lâu dài, cần điều chỉnh theo hướng luật hóa các quy định, văn bản để tháo gỡ triệt để tình trạng thiếu máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế.
Ông Thức đề xuất, Luật Đấu thầu đang sửa đổi nên chia hàng hóa trong lĩnh vực y tế thành nhóm đặc biệt, không thể chung với các hàng hóa khác. Bởi lẽ, hàng hóa trong y tế liên quan đến sinh mạng con người. Đồng thời, nên có 1 chương đấu thầu riêng cho y tế, quy định rõ như thế nào là một tình huống khẩn cấp trong y khoa.
Ông dẫn chứng, vụ ngộ độc Botulinum tại tỉnh Quảng Nam là một tình huống khẩn cấp. Nếu Bệnh viện Chợ Rẫy không có thuốc giải, 3 bệnh nhân ngộ độc nặng nhất sẽ tử vong. Vì thế, tình huống vô cùng khẩn cấp tương tự cần phải có quy định rõ ràng để giúp những nhà quản lý bệnh viện được mua phép mua sắm cứu người.
Ngoài ra, trong thời gian chờ sửa Luật Đấu thầu, bác sĩ Thức đề xuất Quốc hội có thể ra một nghị quyết tạm thời cho phép các bệnh viện giải quyết các vấn đề cấp bách về trang thiết bị cho đến khi sửa luật. Việc này tạo hành lang pháp lý cho các bệnh viện mua sắm đấu thầu và tránh được tiêu cực.
Song song đó, nên có các quy định rõ về các gói thầu bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị. Thực tế để thực hiện gói đấu thầu về bảo trì, bảo dưỡng hoàn toàn cho máy rất khó khăn, bởi nhiều hệ thống máy hiện đại, chuyên sâu chỉ có 1 nhà cung cấp. Các hãng khác sửa không được, nhưng nếu bệnh viện mua gói sửa chữa hoàn toàn của một nơi, rất dễ bị đặt vào thế sai phạm về "chỉ định thầu".
Ông Thức cũng bày tỏ, Nghị quyết 30 đã cho phép hội đồng kỹ thuật tự quyết về cấu hình trang thiết bị, nghĩa là đã mở ra cho các nhà chuyên môn quyền mua sắm không dựa vào giá rẻ nhất mà phải là phù hợp nhất.
"Hy vọng sau này, các quy định ban hành tiếp theo vẫn tôn trọng quyết định chuyên môn của nhà quản lý", bác sĩ Thức bày tỏ.
Phần mềm Pegasus của tập đoàn NSO được cài đặt trên điện thoại thông minh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhà chức trách Mỹ ngày 3/11 đã đưa công ty an ninh mạng NSO của Israel - nhà sản xuất phần mềm Pegasus, vào "danh sách đen" sau khi có những cáo buộc cho rằng phần mềm này được sử dụng để do thám các các nhà báo và nhiều quan chức trên thế giới.
Bộ Thương mại Mỹ cho rằng phần mềm Pegasus có thể giúp thực hiện chương trình do thám xuyên quốc gia.
Điện thoại thông minh nhiễm Pegasus có thể biến thành thiết bị do thám bỏ túi, cho phép người sử dụng phần mềm này đọc tin nhắn, xem ảnh, theo dõi vị trí và thậm chí bật camera của thiết bị mà chủ sở hữu không biết.
Công ty NSO ngay sau đó đã lên tiếng phản đối quyết định trên của Mỹ, cho rằng công nghệ của NSO đã hỗ trợ các lợi ích và chính sách an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách ngăn chặn khủng bố và tội phạm. Do đó, NSO sẽ tìm cách đảo ngược quyết định của Washington.
Phần mềm Pegasus do công ty NSO phát triển có khả năng xâm nhập trái phép điện thoại thông minh của các nhà báo, quan chức chính phủ... để thu thập dữ liệu. Một danh sách gồm 50.000 mục tiêu có thể bị theo dõi đã rò rỉ và gây chấn động trên thế giới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người có tên trong danh sách này, đã phải đổi điện thoại và thay số điện thoại, đồng thời yêu cầu tiến hành điều tra.
Trong khi đó, Isarel đã thành lập một nhóm liên ngành nhằm tìm hiểu rõ những cáo buộc này. Thủ tướng Israel Naftali Bennett ngày 1/11 cam kết sẽ minh bạch với Pháp những dữ liệu liên quan.
NSO cho biết đã xuất khẩu phần mềm Pegasus tới 45 quốc gia với sự phê chuẩn của Chính phủ Israel. Công ty này nhấn mạnh phần mềm Pegasus chỉ dùng để chống khủng bố và các loại hình tội phạm khác./.
(Theo Vietnam+)
Cách đây chưa lâu, việc theo dõi một số lượng lớn các cá nhân như Pegasus đã làm tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng hiện nay, giám sát mạng trở nên tinh vi hơn, rẻ hơn, dễ thực hiện hơn, hiệu quả hơn.
" alt=""/>Mỹ đưa công ty phát triển phần mềm Pegasus vào danh sách đen